Kỹ thuật thi công xử lý phòng mối cho công trình xây dựng
Sau đây là một vài biện pháp phòng trừ mối phổ biến ở Việt Nam
1. PHÒNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Sau đây là một vài biện pháp phòng trừ mối phổ biến ở Việt Nam
1.1. Phòng mối cho cấu kiện gỗ trong công trình xây dựng
1.1.1. Biện pháp ngâm gỗ trong bùn trước khi xây dựng
Ngâm gỗ tươi trong bùn khoảng 6 tháng đến 12 tháng, rồi chế tác. Biện pháp này đặc biệt tốt đối với gỗ xoan và tre.
1.1.2. Biện pháp ngâm tẩm hoá chất
Dùng các loại hoá chất có độ bền vững cao để ngâm tẩm vào gỗ bằng cách ngâm hoặc phun, quýet dịch thuốc lên bề mặt gỗ đã chế tác.
Hóa chất được pha theo khuyến cáo, có thể pha trong nước hoặc dung môi hữu cơ. Nếu pha trong dung môi hữu cơ thì phải có biện pháp chống cháy.
Khi phun quyét nên tiến hành 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút để thuốc thấm sâu 0,2cm.
Biện pháp này thường chỉ có tác dụng trong thời hạn tác dụng của thuốc và không quá 5 năm.
Biện pháp này có hiệu quả trong trường hợp gỗ mới chế tác chuẩn bị lắp ráp vào công trình. Biện pháp này kếm hiệu quả trong trường hợp gỗ đã gắn vào công trình vì thuốc không phủ thành 1 lớp ngăn cách liên tục.
1.2. Biện pháp phòng mối cho công trình xây dựng trước khi xây
1.2.1. Diệt toàn bộ các tổ mối có sẵn trong nền công trình
Khoan theo hàng cách nhau 0,2-0,3m, sâu 0,5m, đường kính hố khoan từ 1,4-2cm, sau đó bơm thuốc dạng lỏng vào hố khoan với liều lượng khoảng 2-10lit/hố. Áp lực bơm nên vào khoảng 0,3at.
1.2.2. Làm hàng rào ngăn mối
Xung quanh bên trong và bên ngoài móng công trình được đào hào.
Kích thứơc rãnh bên ngoài từ 0,5-0,6m chiều rộng, 0,6-0,8m chiều sâu; hàng rào bên trong có kích thước 0,3-0,4m chiều rộng, sâu 0,4-0,5m
Phun hay rắc trộn thuốc theo từng lớp 20cm/lớp rồi đầm lại hoàn trả mặt bằng.
Lượng thuốc sử dụng khoảng 5lit/m hoặc 25 lít/m3 đất đào. Lượng thuốc dịch lỏng tùy thuộc vào loại đất, đất khô, sét thì tăng lên, đất cát, ướt thì giảm xuống.
Lưu ý: lớp trên cùng nên trộn nhiều hơn lớp dưới, sau khi trộn thuốc cần tiến hành lát nền ngay để thuốc khỏi bị rửa trôi. Đất trong hào cần có cỡ hạt đều, nhỏ, tơi xốp, cần được loại bỏ các cục cứng lớn trên 10cm.
1.2.3. Phun thuốc phòng mối mặt tường
Dùng thuốc dạng nước phun vào tường trước khi trát, nên phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút sao cho thuốc thấm được vào trong các khe gạch. Lượng thuốc sử dụng từ 1-2lit/m2 tùy theo loại mặt tường. Vòi phun nên sử dụng dạng phun tia nhỏ.
1.2.4. Phun thuốc phòng mối mặt nến
Toàn bộ mặt đất nền được phun hoá chất dạng lỏng hoặc trộn thuốc dạng bột để tạo lớp ngăn cách dày 10-20cm trước khi lát. Khi dùng thuốc nước thì phun 3 lần, cách nhau 15 phút, lượng thuốc sử dụng khoảng 2lit/m2.
1.2.5. Phòng mối cho cấu kiện gỗ
Đối với cấu kiện gỗ, dùng biện pháp 1.1.2 để xử lý.